The Palace Residence
The
Palace
Residence

Khi nào cần lập phiếu lấy ý kiến khu dân cư?

Nếu bạn đang muốn xin Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, rất có thể bạn sẽ cần sử dụng đến Phiếu lấy ý kiến khu dân cư. Vậy mẫu phiếu lấy ý kiến khu dân cư là gì? Áp dụng trong từng trường hợp cụ thể nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Phiếu lấy ý kiến khu dân cư được quy định theo văn bản pháp luật nào?

Theo Pháp luật quy định tại Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP – Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2014 – thì trong các trường hợp sau:

  • Không có giấy tờ chứng minh thời gian bắt đầu sử dụng đất cố định
  • Giấy tờ chứng minh không nêu rõ mốc thời gian chi tiết hoặc không đề cập đến mục đích cụ thể sử dụng đất

Trong 2 trường hợp nhắc đến bên trên, nếu muốn xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản liên quan đến đất thì bắt buộc phải có biên bản “Xác nhận thời gian và mục đích sử dụng đất” do Ủy ban nhân dân cấp xã lập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của những hộ dân cư sinh sống và sử dụng đất liền kề mảnh đất cần xác nhận.

Lúc này “Phiếu lấy ý kiến khu dân cư” được lập với mục đích: xác nhận lại tính ổn định và liên tục trong quá trình sử dụng đất tính đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

phiếu lấy ý kiến khu dân cư
Tiến hành xin cấp sổ đỏ có khá nhiều thủ tục

Quá trình lập Phiếu lấy ý kiến khu dân cư

Sau khi xác định rõ ràng mục đích lập Phiếu lấy ý kiến khu dân cư, thì việc tiến hành phải tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Xin ý kiến Ủy ban nhân dân xã

Khi muốn xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản có liên quan đến đất (hay còn được gọi là sổ đỏ), bạn sẽ phải đến bộ phận một cửa và gặp cán bộ của Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu bạn không có một trong các giấy tờ sau:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt công trình xây dựng có liên quan
  • Quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành gắn liền với mảnh đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến mảnh đất
  • Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy tờ đăng ký thường trú, tạm trú hoặc Giấy tờ tùy thân, Hóa đơn điện nước có địa chỉ tại mảnh đất đăng ký
  • Giấy tờ về việc giao, phân quyền nhà đất do cơ quan nhà nước cấp
  • Giấy tờ mua bán, chuyển nhượng nhà đất có xác nhận các bên liên quan
  • Bản đồ, tài liệu đo đạc đất đai qua các thời kỳ
  • Bản kê khai đăng ký nhà đất có xác nhận của UBND cấp xã

Nếu không có 1 trong 10 giấy tờ trên, cán bộ Văn phòng đất đai sẽ yêu cầu bạn phải tiến hành lập Phiếu lấy ý kiến khu dân cư

Bước 2: Liên hệ với những hộ dân liền kề

Hộ dân liền kề được xác định là những gia đình sinh sống kế bên diện tích đất mà bạn đang muốn làm Sổ đỏ và những gia đình có thể xảy ra tranh chấp đất sau này. Bạn nên tiến hành đến gặp gỡ, trò chuyện với họ về mục đích muốn xin Giấy chứng nhận, làm rõ các khu vực đất còn khúc mắc về việc chung ranh giới. Nên giải quyết bằng việc thỏa thuận hòa bình, tránh tối đa tranh chấp dân sự. Nếu không, bạn sẽ phải tiến hành thêm các vụ kiện tụng không cần thiết.

phiếu lấy ý kiến khu dân cư
Danh sách phải có đủ các hộ dân liền kề để tránh tranh chấp sau này

Bước 3: Lập danh sách người làm chứng

Sau khi thỏa thuận xong, lập danh sách lại các hộ liền kề và trao lại cho cán bộ UBND xã. Đề cập đến mong muốn tổ chức cuộc họp xác nhận sớm.

Bước 4: Tiến hành họp để lập biên bản

Thành phần tham gia cuộc họp gồm có:

  • Trưởng thôn làng hay tổ trưởng tổ dân phố, khu dân cư
  • Cán bộ UBND cấp xã hoặc tương đương
  • Những người nằm trong danh sách người làm chứng

Sau khi đầy đủ thành phần, cuộc họp tiến hành lấy ý kiến xung quanh các vấn đề:

  • Xuất xứ của mảnh đất
  • Khoảng thời gian bắt đầu sử dụng cho mục đích đăng ký, Giấy chứng nhận cấp từ ngày tháng năm cụ thể nào
  • Có tình trạng tranh chấp tại đây hay không.

Sau khi hoàn thành, biên bản cuộc họp sẽ được lập và thành phần tham gia sẽ lần lượt ký vào “Phiếu lấy ý kiến khu dân cư”.

Vậy là sau khi có được “Phiếu lấy ý kiến khu dân cư”, bạn tiếp tục nộp cho cán bộ Văn phòng đất đai và nghe hướng dẫn để hoàn thành các thủ tục tiếp theo.

Mẫu phiếu lấy ý kiến khu dân cư

Thông thường, cán bộ Văn phòng đất đai sẽ cung cấp cho bạn mẫu phiếu này. Nhưng nếu họ không có, bạn có thể tham khảo mẫu sau: 

phiếu lấy ý kiến khu dân cư

Cực kỳ đầy đủ, chi tiết thông tin. Hơn nữa còn phù hợp về mặt pháp luật. Bạn sẽ không sợ bị làm khó về vấn đề này.

Vậy là mong qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn và dễ dàng hoàn thành thủ tục lập Phiếu lấy ý kiến khu dân cư. Tuy về phần giấy tờ, thủ tục hành chính có phức tạp, nhưng sau khi hoàn thiện, bạn sẽ có Sổ đỏ đứng tên mình. Chúc bạn may mắn!