The Palace Residence
The
Palace
Residence

Chi tiết thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm theo đúng luật

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm vẫn đang là một vấn đề pháp lý được đông đảo người dân chủ ý và quan tâm, đặc biệt là những hộ gia đình sở hữu số lượng lớn đất trồng cây lâu năm, đang tiến hành canh tác và lấy đó làm nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tư vấn về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm để mọi người có thể hiểu rõ hơn vấn đề pháp lý này và có thêm kiến thức về pháp luật để bảo vệ đất của mình.

Khái niệm về đất trồng cây lâu năm

Theo như Thông Tư số 27/2018/TT-BTNMT thì:

Đất trồng cây lâu năm là loại đất sử dụng vào mục đích trồng trọt các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong vòng nhiều năm xét  theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ bao gồm :

  • Các cây công nghiệp lâu năm;
  • Các loại cây ăn quả lâu năm;
  • Cây dùng làm dược liệu lâu năm ;
  • Các loại cây lâu năm khác như các loại cây lâu năm để lấy gỗ, cây cho bóng mát, tạo cảnh quan môi trường,; kể cả trong trường hợp trồng hỗn hợp nhiều các loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Xét chuẩn theo quy định của pháp luật đất đai của nước ta thì đối với thuê đất sử dụng nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp và trong trường hợp sử dụng là trồng cây lâu năm thì không được phép quá 50 năm. Vì thế, nếu quá thời hạn 50 năm tức đất được thuê để sản xuất nông nghiệp đó đã hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

Đất trồng cây lâu năm khi hết hạn có bị thu hồi không?

Đất trồng cây lâu năm khi đã hết hạn sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

  • Thu hồi đất với mục đích quốc phòng, an ninh hay phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích của quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất với lý do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do đã chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất hoặc có nguy cơ đe dọa tới tính mạng con người.

Nếu như đất không bị nhà nước thu hồi thì còn tùy thuộc vào ý chí người sử dụng:

  • Nếu người sử dụng đất mà có nhu cầu sử dụng tiếp thì Nhà nước vẫn sẽ xem xét tiếp tục cho thuê đất;
  • Nếu như người sử dụng đất không có nhu cầu sử dụng tiếp thì đất sẽ bị thu hồi lại.

thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Hết thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm thì có cần gia hạn không?

Nếu như hết thời gian sử dụng đất trồng cây lâu năm thì sẽ cần gia hạn hoặc không vần với những trường hợp như sau:

Những trường hợp nào thì cần gia hạn?

Các trường hợp cần làm thủ tục gia hạn đất đó là:

  • Tổ chức để sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy hải sản hay làm muối;
  • Các tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân để sử dụng với mục đích làm thương mại, dịch vụ hay làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp hoặc tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam

Trường hợp nào thì sẽ không cần gia hạn?

Xét theo khoản 2 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì: Các hộ gia đình hay cá nhân trực tiếp đang sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp được Nhà nước giao và công nhận hay nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì vẫn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định mà Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai cho phép mà không cần phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

Theo khoản 1 Điều 126 Luật Đất Đai 2013 thì: Thời hạn giao đất và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các hộ gia đình hoặc cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 129 của Điều Luật này là 50 năm. Đến khi hết thời hạn thì hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu còn nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.

Và cũng theo khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013 thì: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất hay nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tới khi hết thời hạn sử dụng đất nếu còn có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này. Thời hạn sử dụng đất sẽ được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với những trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với các trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Vì vậy, những trường hợp không cần gia hạn thời gian sử dụng đất trồng cây lâu năm là các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Thủ tục để gia hạn đất trồng cây lâu năm

thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Dưới đây sẽ là trình tự để tiến hành thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm cho các bạn tham khảo, trình tự này được quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

  • Người sử dụng đất cần nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đó sẽ kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình hoặc cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất mà chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra lại hồ sơ và xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn theo quy định, cho phép vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật lại hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao lại Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi tơi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Trên đây là những thông tin về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm cũng như là các quy định pháp luật về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm và các thủ tục để gia hạn thêm thời gian sử dụng đất. Rất mong với lượng thông tin chúng tôi gửi tới bạn đọc sẽ có ích và giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích trong việc sử dụng đất đai.